Giọt Buồn Không Tên

chân qua vạn nẻo đường
Thị thành hoang vắng phố phường quạnh hiu
Hồng trần bám nhạt bờ rêu
Sang
ngang gặp gió xoay chiều đớn đau
Còn xa lià chốn chôn nhau
Mãi chưa dứt khoát niềm đau nỗi buồn
Giọt lệ khóc kiếp tha hương
Buồn nghe cuồn cuộn trong hồn sóng xao
Không gian u uất một màu
Tên ai thầm gọi nghe đau đớn lòng ...

HồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngS

PhotobucketPhotobucket

Visitor Map

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009

DĐCT0035- Dòng Đời Của Trầu

Từ ngày được tin không may của Văn , tôi như mất hết cả nghị lực để sống....Văn đi Văn mang đi luôn cả cái bầu không khí thoải mái mà mấy Mẹ con tôi đã hít thở tư bấy lâu nay , các con cứ theo hỏi làm tôi đau lòng hết sức :
- Mẹ ! cậu Văn đâu rồi hỡ Mẹ ?
- Sao lâu quá cậu Văn không đến nhà mình hỡ Mẹ ?
- Mẹ ! sao cậu Văn biểu tụi con kêu cậu bằng Ba hoài vậy Mẹ .
- Mà...cậu Văn thương tụi con hơn Ba hén Mẹ , và còn Ba nữa , sao Ba lâu dìa quá...

XÓT XA

Anh đi "Học tập" mấy năm qua
Bỏ Mẹ con em ở lại nhà
Nắng sớm mưa chiều em tần tảo
Em vừa làm Mẹ lẫn làm Cha...

Anh biết không anh , ở xã mình
Nhìn em thì họ rất là khinh
Họ bảo em là "Gia đình Ngụy"
Nên đối với em thật vô tình...

Cũng may còn có đám con xinh
Nhìn con mà an ủi riêng mình
Con đối với em là điểm tựa
Là nguồn an ủi lẫn niềm tin...

Thỉnh thoảng chúng cũng nhắc đến Cha
"Ba đi lâu quá , không về nhà"
Để Mẹ sớm hôm lo tần tảo
Nuôi bốn đứa con cùng nuôi Ba...

Rồi một chiều kia...ôi xót xa
Nghe tin anh đổi tận Nam Hà
Tận ngoài miền Bắc xa xôi quá
Rất khó thăm nuôi , khó gởi quà...

Thùng quà võn vẹn bốn ký lô
Mà phải kê khai các món đồ
Còn...thư viết gởi , thì hạn chế
Rằng cố gắng lên đặng mau về...

Nội dung em viết trong lá thư
Hoàn toàn trái ngược buổi bấy giờ
"Các con ở nhà...đều tốt cả"
"Anh chớ âu sầu...anh chớ lo"...

Cố gắng lao động tốt nha anh
Đãng và nhà nước....ban phước lành (?)
Cha con , vợ chồng mau đoàn tụ
Bỏ lúc đợi chờ suốt năm canh....

Nỗi nhớ chồng...nỗi thương Văn ...cộng thêm ngày nào các con cũng nhắc nhỡ , buồn quá đi thôi...
Ngày tháng dài....đã đưa tôi đi xa tất cả yêu thương cùng hạnh phúc...Tôi cũng như muôn ngàn người đàn bà Việt Nam khác , trót sinh vào thời buổi chiến tranh tàn khốc , gieo đau thương tang tóc trên đất nước thân yêu , những đau khổ và mất mát không ít người Dân Việt ta gánh chịu...mười ba tuổi...tôi đã biết chạy giặc , và khóc thật nhiều khi những người thân yêu nằm xuống...bao nhiêu năm khói lửa tang thương ....


Năm đó 1978...đám giỗ Ông Nội của tôi , trong khi mấy Mẹ con chúng tôi đang lui cui nấu nướng 1 mâm đơn sơ cúng Nội...thì phía trước sân nhà có tiếng xe hơi dừng và ồn ào , thì ra Chú Thím và 2 em ở GS về ăn giỗ , Mẹ con tôi vừa mừng vừa lo...mừng vì được Chú Thím về thăm sau 3 năm Chú không về dự như thường lệ , lo vì...ngày giỗ quá đơn sơ...trên bàn thờ Nội chỉ leo cheo 1 dĩa trái cây , 1 bình bông và 2 món cơm canh thanh đạm ...mọi người đang mừng mừng rở rở thì có 1 chiếc xe lam cũng dừng và đậu phía sau chiếc xe hơi , đó là 2 Bà Cô và các chị từ Long Thành cũng về...
Họ mang thật nhiều đồ ăn và thức uống , quà cáp , quần áo cũ & mới...
Mẹ con chúng tôi thiệt là thật thà , cứ ngỡ là thấy mấy Mẹ con chúng tôi đói khổ nên Cô Chú giúp đở...nên Mẹ tôi cảm động rơi nước mắt ngắn dài...thôi thì
"Gặp nhau giây phút nậy , là mừng giây phút nầy"....

Chứ chúng tôi đâu biết là ngày đó họ trở về quê thăm mồ mã Ông Bà Tổ Tiên lần cuối để mà ra đi...

Rồi.....Thím và 2 em trai...ngồi tàu vượt biên....bằng tàu sắt....

Trong khi ở SG và các Tỉnh lao xao vượt biên , bằng đường Biển , hoặc đường bộ....Chúng tôi...những người dân tay trắng trắng tay đâu có bao giờ dám nghĩ đến...cơm ngày 2 buổi chưa no...thì làm sao mà nghĩ đến ra đi....

Ở SG...họ ra đi nhiều lắm , trong số đó có gia đình Chú tôi , đứa em gái là con đầu của Chú , con Thúy sau 2 lần không lọt đều bị ở tù tận Cà Mau , chuyến sau cùng nó đi bằng đường bộ , ngồi máy bay ra Hà Nội , rồi có người dẫn đường qua biên giới để đến Hồng Kông...may mắn cho Chú tôi , họ đã thoát....Thím và 2 em trai ở Mã Lai , Thúy ở Hồng Kông....

Cuối cùng thì Thím & 2 em định cư tại ĐỨC , còn Thúy thì được đến CANADA....

Trong khi những người có khả năng thì ra đi....có người may mắn thì đến bến bờ TỰ DO...
Và cũng có nhiều người kém may mắn , trong số kém may mắn đó , có Văn...

Những người còn ở lại....cũng tang thương không ít...nạn đói khổ đe dọa ,mà nhứt là những người thân của những chàng trai Lính chiến hiên ngang...Có những gia đình đi lánh ẩn , cũng có những gia đình bị đuổi đi để chúng chiếm lấy nhà , của ,...tan thương và chia lìa....để mượn danh làm tổ họp sản xuất , nhà trẻ..v..v...

Có những người bị tức tưởi...thỉnh thoảng có dịp đi ngang qua Đường Xưa Lối Cũ dừng chân giây lát....để mà ngậm ngùi.....

Trong khi các Bà như chúng tôi bị thất sở thân sơ...chồng , Cha , Anh , Con , thì bị bắt đi...nhà cửa của cải không còn...Những người đàn bà sau 75...tang thương lắm...Chồng bị bắt , nhà cửa bị tịch thu , của cải bị kiểm kê.....

Thì lúc đó các mợ ngoài Bắc tràn vào...cứ đỏng đa đỏng đảnh thấy mà ứa gan...

Nhưng còn chút xíu an ủi là các con trai của chúng tôi , chế độ mới không dùng đến cho nên các con của chúng tôi khỏi phải thi hành nghĩa vụ quân sự...

Có những cái mà phải cười ra nước mắt , thằng con của tôi nó học giỏi lắm ( Con cháu miền Trung mà) nhưng mà chẳng bao giờ được hạng nhất (vì nó là con của Ngụy).
Phải ưu tiên cho con của cán bộ , con trưởng công an , con ông chủ tịch ,rồi đến con của Thầy & Cô Giáo....Còn con của mình giỏi giang...mà không có chổ đứng (buồn)............................
Tôi đến Xã để chứng đơn đi thăm nuôi chồng (mặc dù chưa biết chồng tôi đang ở đâu , nhưng bạn bè khuyên nhau nên mần đơn để sẳn , khi nào biết tin sẽ đi ngay , vì chế độ này họ lộm thộm lắm)...

Tờ đơn bằng tập giấy của học trò.
2 câu đầu tiên trên tờ đơn...đọc mà nghe xót xa...

Xã Hội - Chủ Nghĩa - Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Xã Hội...đã khổ đến nơi
Chủ Nghĩa... Cộng Sản...muôn đời lưu manh
Việt Nam... nay đã tan tành
Độc Lập... lời đó...ở vành môi thôi
Tự Do... 2 chữ...xa vời...
Hạnh Phúc... đã mất...từ hồi...bây vô....

-ĐƠN XIN ĐI ĐƯỜNG-

Bửa đó tôi đem đơn đến Xã để ký , Ông chủ tịch...đi ruộng....còn Bà Hội Trưởng Hội Phụ Nữ...thì ...đi mần rẩy chưa dìa , các con của Bà bảo : " Tối chị hảy đem đến để má em ký cho"

Tối đến....xách đơn đến nhà Bà ta , dưới ngọn đèn dầu leo lét , Bà ta đọc dành dạnh 2 câu đầu ( chỉ là thuộc lòng thôi , thật ra bà ta dốt chữ) chỉ có ký tên chữ Giác thôi....mà chị 2 Giác nhà ta phải hì hụt đá lên đậm , kéo xuống lợt méo xẹo méo xọ trông thấy thảm hại dzô cùng...bỗng làm tôi nhớ lại 2 câu Sấm mà sau 75 họ truyền miệng :
Chừng nào tiền giấy xài xu
Thằng khôn đi học thằng ngu dạy đời.


Vì cái ngày 15 tháng 9 năm 1975 đợt đổi tiền đầu tiên , tờ lớn nhất là 50 đồng màu đỏ ( Bác Hồ ngó ngay) tờ 20 đồng màu xanh (Bác Hồ ngó nghiêng) còn những tờ nhỏ lẫn cả xu...đều bằng giấy , màu mè trông "ất lì" giống như màu cây khô , màu đất.....
Thím & các em tôi đi rồi , cảnh nhà Chú tôi đơn chiếc nên Chú muốn nhờ Chị Thu (con của Cô Hai tôi) tìm 1 Bà Quản gia lớn lớn tuổi để coi sóc việc nhà , chị Thu tôi bảo :
- Cậu tìm ai...mà dám tin tưởng mà dám giao nhà cửa cho họ , chi bằng Cậu kêu con Sang lên , vừa tin tưởng vừa giúp đở cho nó luôn thể cậu à !

Thế rồi...tôi được lên SG sống , cuối tuần Chú cho về quê thăm con...
Ở với Chú được vài năm...rồi Chú tôi cũng ra đi với diện đoàn tụ.

-Chú Tôi-

Chú ơi ! cháu nhớ rỏ ràng
Lúc xưa nhờ Chú cưu mang thân này
Chồng cháu vướng cảnh tù đày
Để lại cho cháu một bầy con thơ...
Con thơ bốn đứa dại khờ
Thiếu Cha vắng Mẹ , cậy nhờ Ngoại nuôi
Nước mắt thì cứ chảy xuôi
Mẹ nuôi con Mẹ , còn nuôi con mình...
Có câu " Mẫu tử thâm tình"
Thân ở thành phố...hồn mình dưới quê
Nhớ con...thì cũng muốn về
Nhưng mà ngại quá , bên lề ưu tư
Chú hiểu nỗi nhớ nên ừ...
Đi về với trẻ , sầu tư làm gì
Chú tôi thiệt tốt quá đi
Thông cảm được nỗi niềm vì xa con
"Công Cha như Núi Thái Sơn"
Công Chú ...không kém...còn hơn nữa là !
Thân cháu giờ đã mất Cha
Phải níu chân Chú , Chú đà ra đi
Lệ tuôn ướt đẫm đôi mi...
Số cháu vất vã chia ly bao lần
Số xa tất cả người thân
Mẹ chồng cháu nói..."Canh Dần" không sai....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét