Giọt Buồn Không Tên

chân qua vạn nẻo đường
Thị thành hoang vắng phố phường quạnh hiu
Hồng trần bám nhạt bờ rêu
Sang
ngang gặp gió xoay chiều đớn đau
Còn xa lià chốn chôn nhau
Mãi chưa dứt khoát niềm đau nỗi buồn
Giọt lệ khóc kiếp tha hương
Buồn nghe cuồn cuộn trong hồn sóng xao
Không gian u uất một màu
Tên ai thầm gọi nghe đau đớn lòng ...

HồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngS

PhotobucketPhotobucket

Visitor Map

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Bài được viết bởi nhiều người có tên sau:
Hồng Sang, Phu Khuân Vác, Hoàng Nhật Thơ, Lan Thanh, Chiều Nhạt Nắng, TL-DQ, Dạ Hương, Nữ Hiệp Dễ Thương, Sao Linh, Dấu Lặng, Linh hồn của Tre, Bonita, Silver Bullet.

Thành thật cảm ơn các bạn đã cùng nhau ngậm ngùi về một dĩ vãng chưa nhòa.

Một Góc Phố



30 tháng Tư, 1975
Vết Thương Nung/Mưng Mủ

Trời Đất thét gào, từ màu xanh hy vọng chuyển thàng màu trắng của khăn tang. Tháng Tư kinh hoàng. Tháng Tư nhuộm máu đỏ.
Tháng Tư, 1975 giặc Cộng miền Bắc tràn vào Nam. Nước chảy bỗng ngừng, non kia bỗng lở. Dân chúng hãi hùng bồng bế nhau trốn chạy lũ Cộng nô.

Giặc miền Bắc. Giặc xâm lăng.

Chị Hồng Sang, người đàn bà mang hài nhi trong bụng, tay dắt hai con thơ hớt hãi chạy dài đứt hơi tóc xỏa. Chồng chị, anh còn đang ghìm súng nơi xa xăm chận bóng quân thù.
Trong đầm đìa nước mắt, chị than cùng Trời:

Trong bụng lại mang thai nhi
Mặt mày hốc hác chân đi hai hàng
Các con đói quá khóc vang
Mẹ cầm không được hai hàng lệ rơi...

Chị thở với Đất:

Cơn đau quặn thắt lòng này
Cầu mong cho Mẹ thoát qua tai nàn
Bởi vì tang Cha còn mang
Sợ mất luôn Mẹ...lang thang giữa dòng...

Chiến tranh diễn ra trong phần đất miền Nam lập đi lập lại những hình ảnh rất buồn. Những tang thương chia lìa khốc liệt. Những mất mát khôn nguôi.
Với những cái chết của những người rất trẻ.

Hãy nhìn lên những mộ bia
Ngày sinh - ngày thác cách lìa chẳng xa
Người vừa bỏ cuộc hôm qua
Có người nằm xuống độ ba bốn tuần

Với người dân thường, lòng mơ hòa bình trong từng tiếng thở. Nay đành tắt thở khi giặc Cộng tràn vào. Người người trốn chạy.
Với người lính miền Nam, đào cho thêm sâu lòng đất chiến hào. Tử thủ.
Tử thủ đến hình hài cuối với áo trận trây di, với viên đạn pạc cú, bắn từng phát một, che cho chị gánh con lánh nạn, che cho em vượt biển tìm tương lai:

Năm xưa ông Trời khóc, mẹ Đất rung rinh
Chuyển mình thành xám trắng
Hòa giòng máu trôi

Em bơi em lội, nước mắt hãi hùng tràn như sóng lũ
Sau lưng quỷ về, định cướp đời em
Anh nâng tầm súng. Cùm cùm pạc cú, anh bắn từng viên
Lửa khét khỏi nòng, anh che em lội, nước tràn thấm vai

Năm xưa mẹ khóc, sông núi chuyển mình
Quỷ dữ tràn về. Em gánh con thơ, chạy trong nắng tà
Anh nâng tầm súng. Cùm cùm pạc cú, anh bắn từng viên
Chận kẻ điên cuồng, anh che em chạy, máu thấm người anh

Năm nay đất buồn, em nhớ chuyện xưa
Người anh đứng sổng, súng tựa vai ngang
Cùm cùm pạc cú, che chở đời em.

Súng bắn che dân, súng bắn đỏ nòng, viên đạn cuối bay ra rền theo tiếng ai oán đau thương tuyệt vọng.
Nhưng cũng có những súng ...
Súng chưa kịp bắn, súng đã gãy tan tành.
Gãy súng bởi lệnh đầu hàng của một tên Đại Tướng mang trên vai bốn sao; hai sao của Cộng Hòa, hai sao kia của Cộng Sản. Bốn sao trên vai, Đại Tướng vội lột xuống để thành một hàng tướng, nhục nhả cùng non sông, cùng quân sử, cùng lịch sử.

Giờ thì bạn ơi, nghe qua tâm tình của người lính khi lệnh đầu hàng được ban ra. Một lệnh giết chết hàng chục triệu linh hồn của dân quân miền Nam. Một lệnh đày đọa người người vào địa ngục.

Anh Hoàng Nhật Thơ, một thiết kỵ ngậm ngùi:

Sau cuộc họp khẩn lúc 8:30 tối 30/04/1975 với sự hiện diện của các đơn vị trưởng, các ban ngành trực thuộc chi khu Kiên Lương dưới quyền chủ tọa của Thiếu Tá Sầm Long, Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng.

_Lệnh trên bảo chúng ta buông súng!

Người đơn vị trưởng thất thểu đến nơi tôi cùng các bạn đồng đội đang đóng chốt trên một cây cầu, buồn bã nói như thế và bảo chúng tôi trở về đơn vị.

Tôi nhìn đồng hồ đúng 9 giờ tối 30/04/1975, tất cả ngơ ngác bàng hoàng nhìn nhau chẳng nói được một tiếng nào ...
Chúng tôi về tập hợp trước sân cờ của đơn vị, người đơn vị trưởng nói trong nghẹn ngào :
_Tất cả đứng nghiêm chào quốc kỳ lần cuối.

Chúng tôi vừa chào quốc kỳ vừa chảy nước mắt (hôm nay ngồi đây viết đến đoạn này, hai dòng lệ nóng bất chợt chảy dài).

Sau khi chào cờ xong, người đơn vị trưởng ra lệnh kéo lá cờ xuống và tìm một mảnh vải trắng nào đó treo lên, chấp nhận buông súng để chấm dứt chiến tranh ... cả đơn vị im lặng không một tiếng động ngoại trừ những tiếng nấc uất nghẹn đau thương!

Tôi "gãy súng" và trở thành người vong quốc ngay chính trên quê cha, đất mẹ lúc 10 giờ đêm 30/04/1975 !

Tôi đặt bước chân về đến nhà đúng 3 giờ chiều ngày 02/05/1975, ngụp lặn trong thiên đàng máu đến chiều ngày 22/04/1979 thì vượt biển tìm tự do.

Nhưng những cố gắng oằn vai nào cũng không ngăn được lũ quỷ ngoài biên tràn vào với lũ quỷ bên trong thành phố đang ồn ào tiếp trợ.

30 tháng Tư năm 1975. Sâu bọ cùng chuột chù thay nhau gặm nát quê hương.

Và thì vi khuẩn vào thành phố. Vi khuẩn ngăn em thơ thôi không học với vỡ trắng mực đen. Vi khuẩn biến em thành người đi nhặt lượm những tội tình, như Lan Thanh ghi lại:

Khoảng thời gian này em vừa tròn 9 tuổi; chỉ biết sáng đi học chiều đi lượm giấy vụn, rác ....để nộp cho trường làm kế hoạch nhỏ.
Em đi chung vài đứa bạn, có đứa thì bị cây mắt mèo cứa vô người ngứa, gãi. Có đứa đào đất lượm được một củ gì giống như củ sắn, lúc đó trưa nắng đang khát, đói nên thằng bạn em lượm bỏ vô miệng ăn ngấu nghiến ...sau vài phút thì bạn ấy sưng phù, đỏ cái miệng, cứng người, đưa đi cấp cứu cũng may là khỏi.
Còn em thì đào bới nhầm vô cây kẽm gai cứa đứt tay giờ còn để vết thẹo nhìn xấu quắc. Vô lớp học thì cô giáo không cho ngồi chung bàn với bạn Cẩm Tú, bạn thân của em vì gia đình bạn này sắp đi Mỹ theo diện HO vào năm 1988. Cẩm Tú phải ngồi riêng cuối lớp.

Vi khuẩn áp lực gia đình hủy bỏ Đốt thành than sợi dây thân ái quá khứ, tiểu sử một đời người, việc làm chính thiện của nhiều năm tháng:

Nắng nhớ là ngày 29 tháng 4/75, Nắng phụ thảy sách, truyện, báo chí v.v.. tất cả những thứ gì có liên quan đến Ba, Má vào đống lửa. Bây giờ đi kiếm mấy cuốn sách và hình ảnh ấy đỏ mắt cũng không ra luôn. Sau đó thì Nắng theo cậu Ba Bì và ba má ra xe chở hàng Quân Tiếp Vụ để lấy mấy gói hàng.... tiếp theo nữa thì đi học, bị bắt làm kế hoạch nhỏ là đi lượm rác muốn chết luôn như Lan Thanh vậy á.

Đốt luôn cả những lịch sử cùng khoa học kiến thức Quốc Gia và Thế Giới mà TL-DQ chứng kiến trong niềm đau xót vô biên:

Tất cả các thư viện của các trường học, sách vở tư gia... đều bị bọn "cắt" mạng 30 theo lệnh của ủy ban quân quản thành phố Sàigòn tập trung ngoài sân thành những núi cao châm lửa đốt, những tác phẩm khoa học, những công trình nghiên cứu y khoa hoàn toàn phi chính trị, những cuốn tự điển các loại đều bị tiêu hủy, hành động đốt sách này gây một ấn tượng của thời bạo chúa Tần thủy Hoàng...

Cú vọ từng căn nhà, xâm phạm quyền Tự Do, triệt tiêu nhiều tín ngưỡng:

Dạ Hương còn nhớ sau ngày 30/04/75 bọn Việt Cộng bắt tất cả mỗi nhà phải treo cờ đỏ của chúng. Nhà Dạ Hương khổ sở vì lá cờ đó.
Lần đầu thì tên bán cà rem là nằm vùng của cái gọi là Mặt Trận giải phóng miền Nam đến hạch sách "Cái nhà to như thế mà treo cờ nhỏ xíu !" .
Thay cờ lớn hơn , tên tổ trưởng dân phố dằn mặt "Sao không ủi lá cờ?" Ủi xong, treo lại, thì tên công an khu vực chì chiết:"Nhà cao thế mà sao treo cờ thấp quá?" Lại phải leo lên sân thượng mà treo cờ !!!!
Đúng là sâu bọ học làm người !!!!

Họa Cộng Sản là mối nguyên nhân đưa đến chia lìa trốn chạy, chạy xa nghìn trùng miễn hồ càng xa cộng sản, càng xa loài vi trùng, loài sâu bọ đục khoét kia, càng tốt:

Từ năm 1975 đến 1985 .... Nữ Hiệp Dễ Thương đang bỡ ngỡ thích ứng ở mảnh đất mới ... Ban đầu không biết tiếng nên rất bối rối khi gặp người ta hỏi chuyện...
Nhưng vài tháng sau thì bắt đầu hiểu lỏm bỏm và biết nói chút chút, Nữ Hiệp Dễ Thương làm quen được vài người bạn, và đã đi học suốt trong thời gian nầy ở Junior High School. Có vài năm vào cuối tuần NHDT được đi học thêm tiếng Việt...

Bắt đầu những năm ở High School thì vào mùa hè, tháng đầu đi học hè và hai tháng còn lại đi làm để phụ giúp gia đình. NHDT hiểu được khi phải làm lại từ đầu ở một đất nước khác màu da, tiếng nói thật không phải dễ dàng gì.
Khi thế hệ sau được thành công nơi xứ người, thì thế hệ đầu tiên của người Việt xa xứ đã phải rất khó nhọc, gian nan, hy sinh rất nhiều.
Nữ Hiệp Dễ Thương không bao giờ có thể quên được công ơn nặng nhọc của ba má khi hiện tại Dễ Thương đang được an ổn sinh sống ở một đất nước không cộng sản.

Người vượt thoát gian nan nơi xứ người dựng cuộc sống mới. Người ở lại hãi hùng trong tiếng nấc nghẹn ngào cảm thương:

Những ngày trước 30 tháng 4 tin đồn vc sẽ vào Saigòn, Sao Linh cũng như những bạn bè đa số có thân nhân và người yêu là lính sống trong tâm trạng hoang mang, bất ổn...

Người dì đã về quê cả tháng trước, còn lại một mình trong căn nhà gần kho 4 Khánh Hội, đêm nghe văng vẳng tiếng súng, tiếng người xôn xao ngoài đường, người ta tranh nhau chạy xuống bến tàu tìm cách trốn đi.
Buổi sáng vào lúc khỏang 9 giờ ngày 30 tháng 4 năm 75 Sao Linh không bao giờ quên được cảm giác bàng hoàng và ứa nước mắt khi nghe trên đài phát thanh ông Dương Văn Minh ra lệnh cho quân nhân các cấp buông súng đầu hàng.
Sao Linh nghĩ ngay đến số phận của những người thua cuộc, những người bạn, người anh của mình sẽ như thế nào...??? Thật là xót xa.

Những ngày tiếp đến Sài Gòn xuất hiện những bộ mặt xa lạ, ngớ ngẩn người ta gọi là bộ đội, phía nữ nhìn cách ăn măc là biết ngay ai là cán bộ cộng sản từ miền Bắc vào.
Từ đó Sao Linh đã không còn mặc lại những chiếc áo dài như thường ngày đã mặc mà thay vào là quần đen, áo ngắn để dễ dàng làm công tác lao động.

Người ở lại thay áo như thay cả cuộc đời, từ những ước mơ hoa thời tuổi trẻ bước qua những khổ ải của trần gian. Bọn chồm hổm về làng gây họa. Họa ngàn năm không phai. Họa hàng bao thế hệ tan nát. Hàng trăm năm không cách chi khôi phục lại những tài năng cho đất nước. Mối họa ung thư Dốt Nát.

Khoảng những năm đầu 80s khi Ba của Dấu Lặng trở về từ "trại học tập cải tạo", ông bị buộc phải đi dạy bổ túc văn hóa cho lũ cán bộ khỉ vc ...chúng toàn là những cán bộ cấp lớn mà những cuốn sách ông dùng để dạy cho chúng thì cũng chính là những cuốn sách cho học sinh lớp 2, lớp 3 dùng. Lần đầu tiên nhận ra điều đó, DL đã rất ngỡ ngàng. Và đến bây giờ vẫn còn ngỡ ngàng.
Không hiểu lũ vịt+ nghĩ sao mà cứ mỗi tháng Tư về thì chúng lại giăng đèn, mở hội ăn mừng...trong khi bao nhiêu gia đình khác thì đây là ngày giỗ của người thân của họ ...và là ngày người dân Việt Nam nói tiếng chia tay với Tự Do thật sự ...tất cả cũng chỉ vì đám thất học vịt+ bắc việt.

Xin chia sẽ cùng anh chị em một bài thơ DL viết tháng Tư năm rồi
với một nỗi nghẹn ngào ...

Tháng Tư Mặc Niệm

Tháng Tư về lặng lẽ
Nhớ Tổ Quốc cha ông
Một ngày nao Đất Mẹ
Máu đã đổ thành sông

Tháng Tư Đen và Trắng
Đen vì tối màn trời
Đen vì Tự Do vắng
Trắng khăn tang khắp nơi

Tháng Tư về câm lặng
Thương Đất Mẹ xa vời
Trong gam màu u tối
Đã bao nhiêu năm rồi !

Tháng Tư về lệ nhỏ
Thương tóc cha bạc phơ
Thương đôi mắt mẹ đỏ
Chờ hai chữ Tự Do

Tháng Tư về nuốt nghẹn
Thương em gái Việt Nam
Bán mình nơi xứ lạ
Campuchia, Đại Hàn

Tháng Tư về cúi mặt
Mặc niệm người vùi thân
Trên Đất Mẹ, lòng biển
Mỗi năm lại một lần ...

DấuLặng April '10

Tháng Tư về cúi mặt. Tháng Tư về có em xưa bật khóc:

Tre không nhớ rõ là ngày 29 hay 30/4 ... nhưng lại nhớ rất rõ là Mẹ Tre không cho ra đường, ở trong nhà nhìn ra thì Tre thấy các chú lính VNCH lột bỏ quân phục đầy cái ngõ xóm nhà Tre ...

Tre gửi mọi người lại bài thơ Tre làm ngày 30/4 năm rồi ... những chi đã in hằn trong trí óc đứa bé về cái ngày kinh khủng nớ ...

Ngày 30/4 trong tâm trí một đứa bé


Có một ngày của tháng tư năm ấy
Tiếng súng rền đem đến những lo âu
Trời tháng tư nắng gay gắt đậm màu
Hình như có một cái chi nghiệt ngã!

Nhiều ...
nhiều lắm những chiến y tơi tả
Bên vệ đường, vất vội vả bên hiên
Có ánh mắt đăm chiêu lẫn ưu phiền
Sao có kẻ tự dưng ngôì bật khóc?

Ngoài đầu ngõ tiếng kêu rơi lăn lóc
Họ đã về!
trên con phố bình an
Họ là ai?
- Đứa bé ngó hoang mang -
Khác chi nhỉ?
Cũng da vàng ... người Việt!

Rồi chú, anh có người đi biền biệt
Trẻ ngần ngừ ...
Sao người khóc nhiều thêm?
Mâm cơm xưa được thay sắn khoai mềm
Muốn hỏi Mẹ nhưng sợ làm Mẹ khóc

Trên vĩa hè thêm nhiều manh chiếu mộc
Sương phủ hình
trăng soi bóng
người?
ma?
Góc phố xưa bây giờ gọi là nhà
Chiếc cùi bắp - Bửa cơm chiều đở dạ

Từ ngày ấy đồng không xanh màu mạ
Theo gió đời đứa bé lớn lên mau
Vẫn mờ mờ hình ảnh một ngày nao
Ngày họ về!
Khăn tang
quê chít trắng

LhcT

Cùng nỗi hãi hùng của mắt ngây thơ:

Thuở Bonita còn rất nhỏ.

Một buổi sáng ... cả nhà bị đánh thức bởi những tiếng đập mạnh vào cửa. Một đoàn vịt cộng chĩa súng ống ùn ùn vào nhà Bonita và bắt dồn cả gia đình vào phòng khách. Họ còng ngược tay Ba Mẹ của Bonita trước mặt đàn con và dùng nòng súng đẩy Ba Mẹ Bonita ra khỏi nhà. Mỗi đứa con bị một thằng vịt cộng nắm giữ lại để không được chạy níu theo Ba Mẹ ... họ nói là Ba Mẹ Bonita là "ngụy quân ngụy quyền", "tư sản mại bản sống trên xương máu của đồng bào" ...

và những ngày ... đen tối nhất bắt đầu cho các con của Ba Mẹ cũng như Ba Mẹ.


Hỡi trời ơi! Đất rừng của loài dã thú.
Đọc thêm bài Rừng Ca ...

Rừng Ca

Đêm bình thản đợi chờ cơn bão tới
Gió luồn ngang qua kẽ lá xạc xào
Cỏ chuyển mình theo vũ điệu thấp cao
Rừng cất tiếng, hát bài ca dã thú

Con hổ già nhớ thời oanh liệt cũ
Chợt gầm lên hòa tiếng hát rừng xanh
Lũ khỉ rừng run rẫy nhảy chuyền cành
Đàn sóc nhỏ vào hang giương mắt ngó

Người lữ khách ngước nhìn vầng trăng ló
Cất giọng khàn họa tiếng sói tru trăng
Nỗi niềm riêng gửi đến cõi vĩnh hằng
Hồn du mục gọi hồn thiêng sông núi

Vẫn còn nhớ ven rừng tràm sông "X"
Anh buông dầm ngâm to khúc "Hồ Trường" (1)
Vầng trăng soi uống cạn chén quê hương
Từ dạo đó đường đời muôn vạn nẻo

Vận, bĩ vận, phí một đời trai trẻ
Đời vô thường, Anh vẫn mãi trong tôi


"… Trời Nam nghìn dặm thẳm
Mây nước một màu sương
Chí chưa thành, danh chẳng toại
Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc,
Trăm năm thân thế bóng tà dương
Vỗ gươm mà hét, nghiêng bầu mà hỏi:
Trời đất mang mang ai người tri kỷ ?
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường
Hồ trường ! Hồ trường !
Ta biết rót về đâu ? … " (1)


Rót chun rượu mời Anh về
Hồn thiêng chứng giám, lời thề sắt son

SilverBullet
(Tưởng niệm một người Anh, TRT, 9/26/04).


(1) Trích "Hồ Trường", Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác

...để thấy... đã đến thời anh chị em ta cùng ngẩng mặt lên, giơ cao quả đấm, đấm cú sấm sét vào kẻ bạo tàn.

Anh ơi!
Chị ơi!
Em ơi!

Ngừng lại giòng lệ rơi.
Ta kết lại thành đoàn. Về Giải Phóng Quê Hương.

Một Góc Phố