Giọt Buồn Không Tên

chân qua vạn nẻo đường
Thị thành hoang vắng phố phường quạnh hiu
Hồng trần bám nhạt bờ rêu
Sang
ngang gặp gió xoay chiều đớn đau
Còn xa lià chốn chôn nhau
Mãi chưa dứt khoát niềm đau nỗi buồn
Giọt lệ khóc kiếp tha hương
Buồn nghe cuồn cuộn trong hồn sóng xao
Không gian u uất một màu
Tên ai thầm gọi nghe đau đớn lòng ...

HồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngSangHồngS

PhotobucketPhotobucket

Visitor Map

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Mến Tặng Yến




Châu sa bi luỵ mà chi
Thị phi dâu bễ cũng gì khói sương
Bạch minh khó tỏ tận tường
Yến Oanh lẻ bạn còn vương vấn lòng ...

=hongsang=

Gởi chút tâm tình đến Bạch Yến .
Sáng hôm nay , một buổi chớm Đông , trời se se lạnh , gởi đôi dòng đến người bạn tôi vừa quen được vài tuần , Bạch Yến , con chim Én trắng , thật lòng mà nói , trong Thơ & Văn của tôi hầu như rất ít và hiếm hoi trong loài chim ...Tôi là con người mơ mộng chỉ yêu thích rừng xanh , biển cả ...và quạnh hiu ...chẳng hạng như lúc buồn thật buồn , trên đường đi làm về tôi rẽ vào rừng Thông xanh bạt ngàn ...với chiếc ghế xếp , với chùm nho hoặc là trái chuối trái táo và chai nước ...Tôi ngồi đó và mộng mơ viết ....Chiều buông ...tôi lại lững thửng ra về ...

Cám ơn mây gió chiều nay
Cám ơn rừng núi một ngày cùng ta
Hàn huyên , tâm sự đậm đà
Chiều nay tạm biệt , rừng nha ...ta về ....

Rồi cũng có những đêm dài thao thức , khi mọi người an giấc , cây cối ngủ yên , để lấy sức cho một bình minh , một ngày mới ....riêng tôi ...cứ mãi trằn trọc thâu đêm ...

Cám ơn chăn ấm giường êm
Cám ơn chiếc gối trơn mềm ru ta
Giường êm , chăn ấm , gối hoa
Mà sao ta vẫn xót xa đêm dài ....



Nhắc đến chim Én , làm tôi nhớ lại ngày xưa , tôi là Dâu con Bình Định (QN)Lúc xưa về QN tôi thường ra Cù Lao Xanh , ngồi trên chiếc cano lướt sóng , nhìn những chóp núi cao sừng sựng giữa dòng nước trong xanh , thật là nhiều chim Én làm tổ ... Cha chồng tôi ngày xưa thầu Yến , thu hoạch xong ông mang vào Saigon bán , còn được gọi là "Yến Sào"

Nghe ông thường kể : Tổ chim Én là do nước bọt của chúng kết lại để xây tổ,
tổ Én nhỏ và mong manh lắm .
Khi chúng có đôi , cả hai đều phải nhã nước bọt ra mà xây tổ để chứa trứng
Và người ta cũng tìm thấy trong vài cân Yến Sào trắng toát kia cũng có vài cái tổ mang màu đỏ , là màu huyết , nghe nói đó là những dòng nước bọt của những con Én thất tình ...bị phụ tình thổ hết huyết của mình rồi tuyệt mạng ...nghe buồn quá hỡ Bạch Yến ?

hongsang
Thắng Cảnh

Ghềnh Ráng: Quần thể du lịch Ghềnh Ráng ở phía Đông Nam thành phố Qui Nhơn và cách trung tâm thành phố 3 km (2 miles). Ghềnh Ráng có diện tích rộng 35 ha, là thắng cảnh đẹp với bãi cát trắng chạy dài, nước biển trong xanh. Nơi đây có bãi đá Trứng còn gọi là bãi tắm Hoàng Hậu bên cạnh đồi Thi Nhân với mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử, những hang động đa hình đa dạng, những tượng đá mặt người, đầu sư tử, hòn vọng phu, hòn chồng, hòn vợ, đầu voi... do thiên nhiên tạo dáng dọc ghềnh đá bờ biển nơi đây. Từ Ghềnh Ráng có thể nhìn bao quát bờ Đông của thành phố Qui Nhơn và bán đảo Phương Mai.

Bãi Tắm Hoàng Hậu: Nằm trong khu Ghềnh Ráng, bãi tắm Hoàng Hậu được xem là bãi tắm đẹp nhất ở tỉnh Bình Định. Ở đây có một bãi đá rộng 100 m2 (900 square ft), gồm toàn những hòn đá xanh, nhẵn thín như một bãi trứng khổng lồ. Phía trước bãi là những bức tường đá thiên nhiên đứng che chắn sóng gió tạo nên vùng nước lặng. Trước năm 1945, vua Bảo Đại đến đây du ngoạn, cho xây dựng khu nhà nghỉ 3 tầng hệt một con tàu đang lướt sóng, sân thể thao bên cạnh bãi tắm. Bãi tắm với bao hòn trứng đá khổng lồ chỉ dành riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu tắm nên được đặt tên "Bãi tắm Hoàng Hậu".


Bán Đảo Phương Mai - Thị Nại: Thuộc huyện đảo của thành phố Qui Nhơn, cách thành phố 8 km (5 miles) về phía Đông Bắc. Bán đảo Phương Mai rộng 300 ha có núi Phương Mai, nơi còn bảo tồn được hệ sinh thái tương đối phong phú với nhiều loại động, thực vật quí, nhiều cảnh đẹp. Phía Tây bán đảo, cạnh núi Phương Mai là đầm Thị Nại. Đầm là một môi trường nuôi trồng các loại hải sản và cũng là điểm tham quan du lịch.

Suối Nước Nóng Hội Vân (Suối Tiên): Suối ở cách trung tâm thành phố Qui Nhơn 50 km (31 miles) về hướng Tây Bắc thuộc huyện Phù Cát. Nước suối có độ nóng 78 ° C đến 84 ° C gồm nhiều thành phần hóa học: bicatbonat - clorua natri thuộc nhóm nước khoáng silic; hàm lượng axit silic trong nước rất cao 101mg/l chữa được các bệnh thấp khớp, thần kinh, tim mạch, các bệnh ngoài da... Nhà điều dưỡng dùng các phương pháp tắm ngâm, tắm hương sen, phun hơi ở độ nóng 38 ° C giúp cho việc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe.

Thắng Cảnh Hầm Hô: Hầm Hô là tên một dòng suối lớn (một nhánh của dòng sông Côn), chảy qua khu rừng già, nơi có nhiều tảng đá lớn muôn hình muôn vẻ, thuộc địa phận xã Phú Bình, huyện Tây Sơn, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 55 km (34 miles) về hướng Tây Bắc. Thiên nhiên ở đây yên tĩnh với nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn và là nơi tham quan, nghỉ ngơi của các tour du lịch sinh thái nằm trong tuyến tham quan du lịch Sơn Tây - Hầm Hô. Hầm Hô còn là địa danh lịch sử liên quan đến những cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và các nghĩa binh của Mai Xuân Thưởng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét